Với nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên đang gần cạn kiệt thì gỗ công nghiệp đang nổi lên là sự thay thế hoàn hảo. Gỗ HDF là một sản phẩm gỗ công nghiệp như vậy, được đánh giá cao về độ bền, ứng dụng vào được nhiều sản phẩm nội thất như tủ áo gỗ, sofa gỗ đẹp hay kệ tivi cao cấp. Tuy nhiên, khái niệm gỗ HDF là gì, một tấm gỗ HDF được tạo ta như thế nào thì lại rất ít người biết.
Bài viết dưới đây, Nội Thất Lạc Gia sẽ mang đến những thông tin bổ ích về loại gỗ công nghiệp này. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu thôi nào!
Gỗ công nghiệp HDF là gì?
HDF được viết tắt của từ High Density Fiberboard – Ván sợi mật độ cao. Loại gỗ này có cấu tạo từ 80% gỗ tự nhiên và 20% các chất kết dính, phụ gia chống mối mọt khác tương tự với gỗ công nghiệp MDF và gỗ công nghiệp MFC. Gỗ tự nhiên được lấy từ các cây gỗ ngắn ngày và sau đó được nghiền thành bột.
Phân loại gỗ HDF
Gỗ HDF gồm HDF thường và siêu chống ẩm. Tuy nhiên, loại gỗ siêu chống ẩm được sử dụng nhiều hơn cả và được chia làm 2 loại là Gỗ HDF siêu chống ẩm, Gỗ Black HDF siêu chống ẩm.
Gỗ HDF siêu chống ẩm: Có màu sáng và cấu tạo giống HDF thường. Nhưng tấm siêu chống ẩm này lại có khả năng kháng nước lâu hơn, ẩm mốc do thời tiết ở miền Bắc giờ không còn là điều đáng lo.
Gỗ Black HDF siêu chống ẩm: Có màu đen và cấu trúc giống loại siêu chống ẩm. Ở tấm Black HDF này trong quá trình sản xuất lại được nén với lực nén cao hơn. Vì được nén chặt nên có độ chắc chắn cao, không cần dán bo viền.
Quy trình sản xuất
Bước 1: Gỗ được sơ chế qua nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn và vỏ cây.
Bước 2: Sau khi làm sạch, gỗ sẽ được đem đi luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao từ 1000 độ đến 2000 độ.
Bước 3: Nghiền gỗ thành dạng bột rồi sau đó trộn lẫn với hóa chất, phụ gia, chất kết dính.
Bước 4: Đem hỗn hợp trên ép thành tấm dưới áp suất cao 870kg/cm2. Kích thước tiêu chuẩn của một tấm HDF là 2000x2400mm, độ dày tùy chọn từ 6mm đến 24mm.
Bước 5: Những tấm gỗ hoàn thiện sẽ được đem đi cán các vật liệu lên bề mặt như Veneer, Melamine… để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Tại sao gỗ HDF được sử dụng nhiều trong đồ gỗ nội thất?
Ưu điểm:
– Có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên được ứng dụng nhiều trong nội thất phòng ngủ, phòng khách.
– Mẫu mã đẹp giống với gỗ tự nhiên, tạo ra các sản phẩm nội thất trang trí có chất lượng cao.
– Vì nguyên liệu là gỗ nội thất nên rất thân thiện với con người.
– Được ép với áp suất cao nên rất chắc chắn, bắt ốc vít dễ dàng.
– Hạn chế được khả năng cong vênh, mối mọt xâm hại như gỗ tự nhiên.
– Giá thành sản phẩm thường rẻ hơn nhiều so với sản phẩm gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên, gỗ HDF vẫn còn những nhược điểm:
– So với các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC thì HDF có giá thành cao nhất.
– Khó phân biệt được bằng mắt thường với MDF nên hay bị nhầm lẫn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được gỗ HDF là gì, HDF là loại gỗ như thế nào để có thể chọn được chất liệu phù hợp nhất cho sản phẩm nội thất cho gia đình. Đừng quên ghé thăm bộ sưu tập nội thất đồ gỗ phòng khách, phòng bếp của chúng tôi. Đây chắc chắn là những sản phẩm chất lượng mà quý khách hàng đang cần.