Nội thất là một hạng mục quan trọng trong quá trình hoàn thiện một ngôi nhà. Khác với các hạng mục khác, việc thiết kế nội thất mang dấu ấn của chủ ngôi nhà rất nhiều.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 1
Khái niệm về không gian nội thất
Không gian nội thất là không gian bên trong của một ngôi nhà. Là không gian sống nhân tạo, được tạo nên bởi bàn tay của con người. Không gian nội thất được kết hợp từ những món đồ nội thất. Những món đồ nội thất sắp xếp và bài trí một cách hợp lý, tùy theo công năng sử dụng. Chúng phải được kết hợp hài hòa, và đôi khi phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định để tạo ra một không gian sống phù hợp với chủ ngôi nhà.
Các không gian nội thất trong một ngôi nhà
Không gian nội thất chính
Là không gian nội thất được sử dụng thường xuyên và tần suất lớn. Ví dụ như: phòng khách, phòng ngủ trong nhà ở, phòng làm việc trong các công trình công cộng…
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 2
Không gian phụ
Là các không gian phục vụ cho không gian chính. Bao gồm các không gian như: phòng vệ sinh, kho trong nhà ở, các phòng kho, phòng chuẩn bị, phòng y tế… trong các công trình công cộng.
Không gian giao thông
Là không gian kết nối giữa không gian chính và không gian phụ, hoặc giữa không gian chính với nhau, không gian phụ với nhau. Đó là những không gian như: tiền sảnh, cầu thanh, hành lang …
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 3
Các phong cách thiết kế cho không gian nội thất
Phong cách thiết kế cổ điển
Nguồn gốc
Là phong cách thiết kế xuất phát từ phong cách thiết kế từ thời hy lạp và la mã cổ đại. Ở nước ta, phong cách thiết kế này được hiểu là những không gian, đồ nội thất có thiết kế cầu kỳ, với nhiều chi tiết chạm trổ tinh xảo.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 4
Các nguyên tắc
Cân bằng và đối xứng
Cân bằng và đối xứng là hai yêu cầu đầu tiên để bạn thiết kế không gian cho ngôi nhà theo phong cách cổ điển. Bởi trong thời điểm mà phong cách này ra đời cho đến bây giờ, người ta dễ dàng nhận biết được các chi tiết giống nhau và đối xứng với nhau qua một điểm hoặc một trục, trên những thiết kế còn sót lại.
Trong thiết kế không gian nội thất theo phong cách cổ điển, bạn có thể dễ dàng tạo sự đối xứng bàng cách chia đôi chúng ở chính giữa, với mỗi nữa sẽ phản ánh phẩn còn lại. Nhưng hãy lưu ý, Trong một số trường hợp, các chi tiết thiết kế, các đồ vật nội thất không cần phải giống nhau. Nhưng vẫn phải đảm bảo được các quy tắc của phong cách cổ điển bằng việc sử dụng các bảng và tông màu.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 5
Màu sắc
Vì phong cách cổ điển hướng tới sự sang trọng và lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Nên khi thiết kế theo phong cách này, các kiến trúc sư thường tập trung vào một tông màu nhất định. Các tông màu xám, vàng , và trắng là những tông màu được sử dụng một cách thường xuyên trong trường phái thiết kế không gian nội thất cổ điển.
Bên cạnh đó, màu nâu của gỗ tự nhiên cũng ngày càng được ưa chuộng trong phong cách thiết kế này.
Tuy nhiên, không nên lấy màu sắc để tạo điểm nhấn cho không gian quá nhiều. Mà thay vào đó, màu sắc chỉ sử dụng để thể hiện sự ấm cúng tổng thể cho toàn bộ không gian. Vì thế, màu sắc nên đồng bộ và có sự tập trung, có nghĩa là các không gian chính, phụ, hay giao thông trong nhà nên có tông màu như nhau hoặc tương đương.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 6
Điểm nhấn
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo được sự chú ý, điểm tập trung cho không gian sống. Những điểm nhấn trong phong cách thiết kế cổ điển thường có kích thước lớn. Chúng có thể là những đồ vật trong không gian như bộ bàn ghế sofa gỗ phòng khách to lớn đặt ở chính giữa không gian, hoặc chiếc cầu thang chạm trổ tinh xảo, uốn lượn khổng lồ. Và đôi khi, chúng là các bức tranh đóng khung lớn và treo ở tường.
Việc xác định điểm nhấn cho toàn bộ không gian phải là bước đầu tiên trong khâu thiết kế, bởi những vật trang trí khác sẽ bổ trợ và làm nổi bật cho điểm nhấn chính. Mỗi không gian nên chỉ có một điểm nhấn. Và điểm nhấn chính cho toàn bộ không gian nên ở phòng khách.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 7
Các chi tiết trang trí
Nét đặc trưng của phong cách thiết kế cổ điển là các chi tiết nhỏ được chạm trổ cầu kỳ, có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao.
Đó có thể là những chi tiết trong thiết kế kiến trúc, hoặc những chi tiết để trang trí của các vật dụng trong phòng khách. Một điểm không thể thiếu trong kiểu thiết kế này, đó là những đường nét, khuông trang trí chạy từ sàn tới trần và bao quanh các yếu tố kiến trúc khác.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 8
Các vật liệu sử dụng và đồ nội thất phong cách cổ điển
Vì đây là một phong cách thiết kế cầu kỳ, tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Nên những vật liệu để làm nên những không gian nội thất cổ điển đều là những vật liệu cao cấp như: gỗ tự nhiên. đá hoa cương, da thật. Đây là những nguyên vật liệu có giá trị sử dụng, thẩm mỹ và kinh tế rất cao. Chúng thường được chế tác thủ công, dưới bàn tay của những kiến trúc sư lâu năm lành nghề.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 9
Điều phối ánh sáng
Để làm nổi bật các không gian nội thất có thiết kế cổ điển. Phải cân bằng được ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Việc cung cấp đủ ánh sáng cả tự nhiên và nhân tạo cũng góp phần làm tăng độ tương phản, hài hòa cho màu sắc của căn phòng, và làm nổi bật được các chi tiết được chạm trổ bắt mắt.
Với phong cách thiết kế không gian nội thất cổ điển, những thiết bị chiếu sáng như những bộ đèn chùm lộng lẫy rất được ưu chuộng. Và đôi khi, chúng là điểm nhấn chính cho cả căn phòng.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 10
Thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển
Nguồn gốc
Phong cách thiết kế tân cổ điển có nguồn gốc từ khoảng giữa thế kỷ 18. Đặc trưng của phong cách thiết kế này là những đường phào, chỉ, những đường cong mềm mại trên những đồ vật trang trí nộ thất.
Là sự pha lẫn giữa phong cách thiết kế nội thất cổ điển và những nét phóng khoáng trong phong cách hiện đại. Những chi tiết chạm trổ sẽ bị giảm thiểu đi trong phong cách này.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 11
Nguyên tắc thiết kế
Về nguyên tắc thiết kế của phong cách tân cổ điển. Vì chúng là phong cách kế thừa của phong cách thiết kế cổ điển, nên vẫn phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc trong thiết kế không gian cổ điển.
Tuy nhiên, phong cách thiết kế này không cầu kỳ, rườm ra như kiểu cổ điển. Mà chúng hướng tới sự nhẹ nhàng trong thiết kế. Chúng tạo điểm nhấn bằng những mặt phẳng của mảng tường, hay trần nhà, hay những đường cong uốn lượn mềm mại, và tinh tế của những món đồ trang trí nội thất.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 12
Thiết kế không gian nội thất hiện đại – Xu hướng thiết kế mới
Nguồn gốc
Phong cách thiết kế không gian nội thất hiện đại được biết đến từ sự phát triển của xã hội của Châu Âu, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đây là phong cách đang được rất nhiều gia đình ở những đô thị lớn ở Việt Nam lựa chọn.
Đây là một bước độ phá trong thiết kế nội thất với việc lược bỏ những họa tiết, chi tiết trang trí của phong cách cổ điển. Và ứng dụng những vật liệu mới vào quá trình thiết kế, thi công như: kính, thép, bê tông.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 13
Các đặc điểm và nguyên tắc
Màu sắc
Phong cách hiện đại thường sử dụng những gam màu trung tính làm màu chủ đạo (Trắng, vàng be, nâu, đen). Việc sử dụng sự tương phản về màu sắc là điều đặc trưng trong phong cách này. Thường thì các kiến trúc sư sẽ chọn màu trắng làm màn nền chủ đạo cho cả không gian, rồi sau đó sẽ chọn một màu khác tương phản ở những mảng tưởng, hoặc các vật dụng nội thất khác để tạo điểm nhấn cho không gian.
Không chỉ màu sắc của các kiến trúc của căn phòng, mà màu sắc của những vật dụng cũng rất quan trọng, như màu sắc của những bộ sofa phòng khách, bàn ghế ăn, kệ tivi, tủ quần áo, tủ trang trí…
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 14
Vật liệu sử dụng
Ở thế kỷ 20, khi phong cách thiết kế hiện đại đang dần được định hình, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì thế đã cho ra nhiều công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu mới ra đời. Các vật liệu như kính, bê tông, sắt, inox, rèm công nghiệp, gạch… được sử dụng nhiều để trang trí nội thất.
Tuy nhiên, Xu hướng thiết kế năm 2019 ưu tiên sử dụng những vật liệu này kết hợp với gỗ. Đặc biệt là gỗ tự nhiên, bởi vừa có sự hiện dại trong chất liệu và thiết kế, và vừa có sự sang trọng, ấm cúng.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 15
Đặc điểm về chi tiết thiết kế
Trong phong cách thiết kế hiện đại, không có sự xuất hiện của các chi tiết chạm trổ cầu kỳ, hoa văn phức tạp. Thay vào đó, là những đường, mảng khối, hay những đồ vật trang trí có vẻ ngoài mạnh mẽ, và hướng đến công năng sử dụng nhiều hơn.
Việc thiết kế theo phong cách hiện đại cũng giúp cho không gian ngôi nhà thoáng đãng hơn, có nhiều không gian để lưu thông thuận tiện hơn.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 16
Kết hợp các không gian
Có một điểm đặc biệt ở kiểu thiết kế này, với những ngôi nhà có diện tích hạn chế. Các không gian chính và không gian phụ sẽ được gộp với nhau, mà không cần sử dụng đến không gian giao thông. Đặc biệt là không gian của những căn hộ chung cư ở những thành phố đông đúc.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 17
Các đồ đạc nội thất
Phong cách hiện đại thường đi liền với các món đồ nội thất có công nghệ hiện đại. Những món đồ này được thiết kế hướng tới chức năng, không có những chi tiết trang trí màu mè. Bù lại, chúng có những đường nét đều, thanh thoát. Và màu sắc của chúng có sự tương phản rõ rệt và mạnh mẽ.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 18
Điều phối ánh sáng
Việc phẩn bổ ánh sáng cho các không gian nội thất được thiết kế theo phong cách hiện đại, cũng cần sự cân bằng giống như những phong cách thiết kế khác.
Thiết kế không gian nội thất cho gia đình – Ảnh 19
Trên đây là những phong cách thiết kế mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Để được tư vấn trực tiếp, cũng như cập nhật các chương trình ưu đãi mới nhất, quý khách vui lòng liên hệ với Nội Thất Lạc Gia qua hotline: