Những năm gần đây, thiết kế phòng bếp liền phòng khách được nhiều gia chủ ưa chuộng. Đây được coi là giải pháp hoàn hảo giúp tối ưu hoá không gian sống. Trước thực trạng “đất chật người đông”, những mẫu nhà ống hiện đại mọc lên như nấm. Đặc điểm của thiết kế kiểu nhà này là nhỏ hẹp về bề ngang và sâu về chiều dài. Hơn nữa, ít căn nhà đủ diện tích để có riêng một phòng bếp và một phòng khách. Tuy nhiên, việc thông 2 phòng đảm bảo được sự phù hợp, tính thẩm mỹ không phải đơn giản. Chúng cần có sự khéo léo và tính tế của kiến trúc sư. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức liên quan vô cùng hữu ích.
Đặc điểm chung thiết kế phòng bếp liền phòng khách
Đây là dạng thiết kế đặc trưng, chạy dọc theo không gian chiều dài của căn nhà. Thiết kế liền giúp không gian không bị hút về chiều sâu. Đồng thời, tạo điểm nhấn cho việc trang trí nội thất, gia tăng tính hiện đại.
Mỗi thiết kế không gian sống đều mang những đặc trưng riêng biệt
Phòng bếp liền phòng khách thường được thiết kế theo hướng mở. Không gian sẽ trở nên thông thoáng và rộng rãi, bớt phần chật chội hơn. Nó còn giúp kết nối sự thân mật và gần gũi trong không gian sinh hoạt chung của các thành viên.
Nhìn chung, thiết kế tiết kiệm diện tích và thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại trong nhà. Mặt khác, việc thiết kế liền kề giữa 2 không gian giúp việc sắp xếp nội thất dễ dàng. Gia chủ sẽ có nhiều giải pháp phân chia không gian tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
Sự phân chia phòng khách và phòng bếp liền nhau
Sau đây là một số phương án phân chia không gian hiệu quả. Các gia đình có thể tham khảo để ứng dụng thành công vào ngôi nhà yêu dấu của mình.
Sử dụng vách ngăn để phân chia
Nhiều gia đình chọn sử dụng vách ngăn để phân chia không gian sử dụng. Phương pháp này duy trì tính thống nhất nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư của mỗi gian phòng.
Có nhiều phương án làm vách ngăn cho không gian khoa học
Thông thường vách ngăn được sử dụng là loại có họa tiết trang trí hoặc gỗ tự nhiên. Chất liệu đem đến vẻ đẹp tinh tế, bắt mắt và gây hiệu ứng thẩm mỹ khá cao. Khi nhìn vào, bất kỳ ai cũng phải trầm trồ trước nét độc đáo, mộc mạc và sang trọng.
Sử dụng quầy bar để tạo điểm nhấn nổi bật
Quầy bar được nhiều nhà phố, căn hộ chung cư sử dụng trong thiết kế bếp và phòng khách. Đây là vật dụng có tính ứng dụng cao, vừa làm kệ đựng đồ vừa phân chia không gian. Góc nhỏ quầy bar có thể dùng trưng bày những món đồ trang trí bắt mắt. Ví dụ như cốc thủy tinh, rượu vang để gia chủ thưởng thức khi có nhu cầu.
Thiết kế ngăn cách bằng cầu thang thông tầng
Cầu thang giữa các tầng được dùng để kết nối, luân chuyển giữa phòng khách và phòng bếp. Những bậc cầu thang và tay vịn được thiết kế độc đáo và tiện nghi. Chúng tạo nên sự cân đối cho không gian nhà nhỏ hẹp về chiều rộng và dài về sâu. Gia chủ không hề có cảm giác bí bách, mà thay vào đó là sự thông thoáng, mát mẻ.
Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp liền phòng khách
Để sở hữu không gian phòng khách liền bếp hiện đại, tiết kiệm chi phí thì không nên bỏ qua những lưu ý sau:
Chọn sơn tường đồng màu cho 2 không gian
Phòng bếp liền phòng khách có vách ngăn hay không có vách ngăn thì vẫn cần có sự đồng bộ màu sơn. Đây là yếu tố quan trọng trang hoàng không gian thêm sang trọng và cân bằng. Việc chọn màu sơn tươi sáng giúp ăn gian diện tích, mở rộng đa chiều. Bao gồm chiều cao, chiều rộng và chiều sâu.
Với căn hộ không quá rộng, không nên dùng gam màu nóng hoặc tối. Những tone màu đó tạo cảm giác không đẹp mắt, chật hẹp và đi ngược lại phong thủy. Bạn nên dùng tông màu trang nhã, nhẹ nhàng tạo hiệu ứng rộng và ấm cúng.
Với không gian căn bếp, có thể dùng những tone màu sau: trắng, xám, vàng, xanh lá cây,… Mỗi một màu sắc tạo nên vẻ đẹp và sự khác biệt riêng. Không những thế, chúng vẫn tạo ra sự kết nối cho khu vực phòng khách nối liền bếp. Gia chủ cũng có thể dùng màu đỏ để kích thích sự thèm ăn của vị giác.
Hiện nay, màu trắng là gam màu được các gia đình lựa chọn nhiều. Vì chúng có khả năng kích hoạt năng lượng tích cực. Tông trắng còn đem đến cảm giác sạch sẽ và trong lành, tươi mới. Khi vệ sinh lau chùi rất dễ phát hiện ra những vết bẩn bám lại trên bề mặt tường.
Đối với phòng khách, có rất nhiều lựa chọn về màu sắc. Tuy nhiên, không chọn màu sắc quá đối lập khi áp dụng cho không gian phòng bếp liền phòng khách. Nó sẽ tương phản gay gắt về mặt thẩm mỹ, làm mất cân đối tổng thể kiến trúc. Nên chọn những màu sắc trung tính dễ phối với nhau hơn.
Chọn kiểu dáng nội thất đơn giản có sự thống nhất
Thiết kế không gian liền kề hoặc mở sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì nếu không có sự đồng nhất về hình dáng, việc bày trí sẽ gây mất cân đối. Đừng nghĩ 2 không gian này có mục đích sử dụng khác nhau nên không cần có sự kết nối.
Lựa chọn nội thất phù hợp với không gian phòng khách, bếp
Điều đó hoàn toàn sai, nếu không thay đổi suy nghĩ sẽ không có được không gian tiện nghi. Để tạo được sự hài hòa, cần quan tâm đến phong cách nội thất của thiết kế này. Khi lựa chọn vật dụng nên đồng bộ về phong cách, tránh sự không tương xứng.
Sofa gỗ, bàn trà và kệ tivi gỗ phòng khách nên chọn thiết kế từ đơn giản đến tối giản. Phòng bếp nên sử dụng tủ bếp hiện đại, không cầu kỳ về kiểu dáng. Với cách bày trí như thế, không gian sẽ trở nên thoải mái và nhẹ nhàng.
Đèn trần nên chọn loại hợp gu với những món đồ nội thất khác. Vách ngăn có thể chọn vách bằng gỗ tự nhiên phù hợp với loại phòng khách liên thông bếp. Để căn phòng trông rộng rãi hơn, người ta thường đặt gương tại khu vực phòng khách. Lưu ý không treo gương vào góc chéo từ cửa chính phạm tối kỵ phong thủy.
Cách bố trí đèn chiếu sáng cho phòng bếp liền phòng khách
Đèn chiếu sáng là công cụ giúp căn nhà nổi bật hơn. Dưới đây là những mẹo chọn đèn chiếu cho khu vực liên thông giữa 2 không gian phòng khách và bếp:
Sử dụng công tắc đèn độc lập cho các đèn lắp đặt ở các khu vực. Mục đích là làm nổi bật màu sơn tường lên. Những vị trí muốn làm điểm nhấn thì chọn đèn chiếu có chế độ ánh sáng cao hơn.
Với những bức tranh, vật trang trí khác treo trên tường có thể dùng đèn tường, âm tường, đèn hắt. Trường hợp khu vực liên thông nhỏ hẹp, thì tập trung xử lý chiếu sáng cho một bức tường để tạo sự rộng rãi.
Chọn vị trí và hướng chuẩn phong thủy
Thiết kế không gian sống phải tuân thủ những nguyên tắc về vị trí và hướng. Chúng có ảnh hưởng đến dòng vượng khí lưu thông, sinh khí và tài lộc. Vị trí của phòng khách theo phong thủy thường được đặt cạnh cửa chính. Hướng phòng là hướng chính của hướng nhà.
Phòng bếp không nên thiết kế nhìn thẳng ra phòng khách. Về hướng cần có sự tương quan với bản mệnh của chủ nhân căn nhà. Các gia chủ cần chú ý khi thiết kế thông 2 không gian này với nhau.
Những mẫu thiết kế phòng bếp liền phòng khách đẹp mắt nhất
Tham khảo những mẫu phòng khách liền bếp dưới đây, sẽ giúp bạn hoàn thiện ý tưởng trang trí không gian sống của mình.
Không gian mở giữa 2 không gian phòng
Thiết kế ngay cạnh cầu thang thông tầng và được phân chia bằng vách ngăn gỗ đẹp mắt. Không gian có sự liên kết, thông thoáng mà vẫn giữ được chức năng của cả hai phòng.
Vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch của thiết kế liền kề bếp với phòng khách
Bộ ghế sofa gỗ có đệm da mềm mại màu nâu trầm, chiếc bàn trà nhỏ xinh đặt trên tấm thảm cuốn hút. Vách ngăn gỗ kết hợp hệ thống trần thạch cao, kết nối không gian đa chiều của cả hai.
Hai không gian liên kết không cần vách ngăn
Mẫu 2 kết nối bếp và phòng khách không cần vách ngăn đang được ưa chuộng. Nội thất đồng tông màu trắng phối nâu vô cùng đẹp mắt và hài hòa. Bạn có thể chọn sofa gỗ hình chữ L, hệ tủ sát tường cùng với kệ tivi năng động.
Không gian mở tạo sự gắn kết không cần vách ngăn
Phòng bếp ốp tường bằng gạch men trắng sáng bóng tạo cảm giác sạch sẽ. Tủ bếp và bộ bàn ăn kiểu dáng đơn giản, không quá cầu kỳ. Chất liệu làm từ gỗ tự nhiên mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng.
Mẫu quầy bar phân chia giữa 2 không gian
Phòng khách liền bếp với sự ngăn cách quầy bar hiện đại là thiết kế linh hoạt. Mẫu thiết kế khơi gợi không gian sinh hoạt hiện đại, phù hợp với những gia đình trẻ. Bộ sofa màu nâu đậm, bàn ăn đồng màu, đem đến một cảm quan tích cực. Gam màu chủ đạo là nâu gỗ tự nhiên, 2 không gian có sự ăn nhập với nhau.
Sự lôi cuốn và hiện đại của mẫu quầy bar làm vách ngăn
Kệ tủ tivi phòng khách đơn giản treo tường tiết kiệm diện tích hiệu quả. Tủ bếp hình chữ I với màu sắc đối lập trên dưới. Tất cả đều mang tới không gian thống nhất, cảm giác yên bình cho cuộc sống.
Mẫu phòng bếp thiết kế cao hơn mặt sàn phòng khách
Với mẫu thiết kế này, đã hình thành một không gian hiện đại, ấm áp và tươi mới. Bộ ghế sofa chữ I và chiếc bàn trà kết hợp với hệ tủ tường tivi đẹp mắt. Trần nhà dùng gam màu trắng tinh khiết giúp không gian rộng và thông thoáng hơn.
Các món đồ nội thất được bày trí khoa học và tiện nghi
Không gian bếp được thiết kế cao hơn mặt sàn phòng khách. Không chỉ vậy, trang bị cửa kính thông ra sân sau để tận dụng nhiều ánh sáng và gió trời mát mẻ. Ngoài ra, còn trang trí tranh ảnh, ốp tường gỗ, sàn nhà để tăng sự kết nối, gần gũi.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu những mẫu thiết kế nội thất biệt thự phòng bếp nối liền phòng khách “hot” nhất. Hy vọng những ý tưởng thiết kế hiện đại này, các gia chủ có thể triển khai thi công thực tế. Hãy sở hữu một không gian sống ấn tượng và vun đắp hạnh phúc.
Mọi thắc mắc cần được tư vấn, có thể liên hệ Hotline: 0966 555 355 – 0836 555 355 để được Nội Thất Lạc Gia hỗ trợ tận tình!